GIÒ THỦ

GIÒ THỦ

Giò thủ là món ăn truyền thống của người Việt, có nguồn gốc từ miền Bắc và thường được nhiều gia đình dùng trong dịp lễ, Tết. Hương vị món này vừa thơm ngon lại vừa giòn giòn, dai dai, ăn khá lạ miệng. Nguyên liệu và cách làm giò thủ khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn có thể thực hiện được.

60 phút
4 người

NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ

  • Thịt chân giò 600g
  • Thịt thủ heo 650g
  • Tai heo 350g
  • Mộc nhĩ 100g
  • Tiêu sọ nguyên hạt 1 thìa cà phê
  • Muối 1,5 thìa cà phê
  • Dầu ăn 1 chén nhỏ
  • Hạt nêm 1 thìa cà phê
  • Bột ngọt 1,5 thìa cà phê
  • Tiêu xay 1 thìa cà phê
  • Nước mắm cao cấp Vị Xưa 50ml

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Thịt chần qua với nước sôi sau đó cho thêm khoảng 1.5 thìa muối vào ngâm khoảng 30 phút. Muối sẽ giúp loại bỏ bớt chất bẩn có trong thực phẩm. Ngâm xong vớt thịt ra và thái lát mỏng. 
  • Với mộc nhĩ, sau khi ngâm mềm thì bạn rửa sạch và thái sợi mỏng.

Bước 2: Xào thịt

Bước 2: Xào thịt
  • Chuẩn bị chảo, đổ dầu ăn vào và xào các phần thịt heo. Thêm vào chảo tầm 50ml nước mắm Vị Xưa, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1.5 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê tiêu sọ nguyên hạt sau đó đảo thật đều tay. Công thức này có thể thay đổi tùy vào khẩu vị của các gia đình. 
  • Thịt xào chín thì cho mộc nhĩ vào để xào cùng, tiếp tục đảo đều để gia vị ngấm hơn.

Bước 3: Gói giò thủ

Bước 3: Gói giò thủ
  • Mộc nhĩ và thịt xào xong thì múc vào khuôn, dàn đều sau đó nén chặt. Nếu không có khuôn, bạn hãy cắt thân chai nước suối loại lớn để thay thế, công đoạn nén giò thực hiện giống hệt ở trên. Giò làm xong bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh trong thời gian 1 ngày.

Bước 4: Thành phẩm

Bước 4: Thành phẩm
  • Giò cắt thành từng khoanh với độ dày từng thanh dài vừa phải, hoặc hình tam giác hay hình vuông tùy ý. Giò khi ăn kèm với dưa món, dưa kiệu hay dưa hành sẽ rất vừa miệng.

Mách nhỏ: Thịt thủ heo nên chọn phần thịt đầu heo, giòn, không ngấy.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Cách 1: Dùng hỗn hợp chanh và muối chà xát lên bề mặt thịt heo. Sau đó, bạn rửa lại thịt với nước sạch, để cho ráo nước.

Cách 2: Dùng phèn chua pha với nước rồi thả giò, đầu, tai heo vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Vớt thịt ra và dùng dao cạo sạch bề mặt thịt là xong. 

Cách 3: Dùng bột mì hoặc bột năng chà sát lên bề mặt thịt heo trong khoảng 5 phút. Đến khi xuất hiện bọt thì đem thịt heo đi rửa sạch với nước.

Nước mắm chính là bí quyết khiến cho món giò thủ trở nên đặc biệt. Bên cạnh các loại gia vị như tiêu, hành, Nước Mắm Cao Cấp Vị Xưa giúp giò đậm đà và thơm ngon hơn. Khi chế biến, nhớ cho một lượng mắm phù hợp vào giò thủ bạn nhé!

Giò sau khi nén để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau từ 6 đến 8 giờ, thịt sẽ đông lại thành từng miếng giò săn chắc, giòn, dai. Bạn tháo giò khỏi khuôn rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian sử dụng giò thủ tốt nhất là từ 5 đến 7 ngày.