LẨU TOMYUM

LẨU TOMYUM

Lẩu tomyum đậm đà, chua cay là món ăn lý tưởng cho các dịp tụ tập vào cuối tuần, nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh chuyên đông như bây giờ. Hãy cùng vào bếp với barona thử ngay công thức chế biến món lẩu thái thơm ngon với những nguyên liệu cực đơn giản dưới đây nhé.

45 phút
4-5 người

NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ

  • Bắp bò 500g
  • Tôm càng xanh 600g
  • Nghêu 500g
  • Mực ống 400g
  • Cải thảo 300g
  • Bắp mỹ 1 trái
  • Nấm đông cô tươi 200g
  • Nấm đùi gà 200g
  • Nấm linh chi 200g
  • Nấm bào ngư 100g
  • Nấm kim châm 100g
  • Bắp chuối 100g
  • Bún tươi 500g
  • Sả 5 cây
  • Lá chanh 100g
  • Chanh 1 trái
  • Nước cốt dừa 200ml
  • Riềng 50g
  • Hành tím 3 củ
  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu Thái 1 gói

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Sơ chế thịt và hải sản

Bước 1: Sơ chế thịt và hải sản

Mức rửa sạch, bỏ ruột rồi khứa vảy rồng, cắt miếng vừa ăn.

Tôm càng xanh rửa sạch, cắt đầu và lột vỏ, dùng sao xẻ dọc thân tôm để loại bỏ chỉ ở lưng tôm.

Thịt bò rửa với nước muối để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch lại với nước,thái mỏng ngang thớ để thịt không bị dai khi ăn.

Nghêu mua về ngâm với nước gạo khoảng 2 tiếng, loại bỏ nghêu chết rồi rửa sạch với nước, để rao.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành, tỏi và xả bóc vỏ rồi băm nhỏ.

Ớt rửa sạch, thái lát mỏng và dài.

Bắp mỹ bóc bẹ rồi cắt thành các khúc vừa ăn.

Lá chanh rửa sạch, để ráo.

Cà chua rửa sạch bổ miếng.

Các loại nấm và rau rửa sạch để ráo nước.

Bước 3: Cách nấu lẩu tomyum

Bước 3: Cách nấu lẩu tomyum

Bắc nồi lên bếp, phi thơm tỏi, hành, xả băm và 30g sả thái lát vào phi thơm.

Tiếp theo, cho 1,6 lít nước lọc cho vào nồi, cho thêm cà chua và lá chanh, riềng thái lát vào nồi.

Cho thêm 1 gói nước dùng hoàn chỉnh Barona – Lẩu Thái vào nồi đun cho sôi.

Bạn có thể cho thêm nước cốt dừa, dứa thơm để làm tăng hương thơm.

Bước 4: Thành phẩm

Bước 4: Thành phẩm

Khi nồi nước lẩu đã sôi, cho lần lượt vào tôm, mực, thịt bò, rau nấm vào đun sôi và thưởng thức cùng với bún hoặc mì tôm.

Còn gì tuyệt vời hơn khi được cùng những người thân yêu của mình nhâm nhi bên nồi lẩu vào những ngày se lạnh. Cho vào vài miếng thịt bò, hải sản cùng 1 chút nấm, 1 chút rau, tưới nước lẩu lên ăn phải nói là “tuyệt vời ông mặt trời”.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Bạn nên chọn mua mực sống là ngon nhất, nhưng thường sẽ rất khó kiếm nếu như bạn không sống cạnh biển. Vì vậy, bạn hãy chú ý một số cách chọn mực tươi ngon như sau:

Bạn nên chọn mực có màu nâu sậm và thân sáng bóng.

Thường thì mực tươi sẽ độ đàn hồi cao và săn chắc. Bạn chỉ cần lấy ngón tay ấn thử vào thân mực, nếu như mực tươi thì thân mực sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.

Mắt mực đen và trong là dấu hiệu nhận biết mực tươi, còn mực ươn thì mắt sẽ có màu trắng đục.

Ngoài ra, bạn còn có thể chọn mực ngon qua râu mực. Nếu râu mực có nhiều xúc tu bám ở chân râu càng thì đó là mực tươi và ngược lại.

Cách 1: Cho nghêu ngâm với 1 tô nước có muối và ớt khoảng 2-3 tiếng là nghêu sẽ tự động nhả hết cát và bụi bẩn trong miệng ra.

Cách 2: Ngâm nghêu trong dầu ăn và rượu sẽ làm cho dạ dày nghêu co bóp mạnh khiến nghêu phải liên tục uống nước và nhả nước nên sẽ nhả cát rất nhanh.

Cách 3: Ngâm nghêu với hỗn hợp nước muối và giấm khoảng 2 tiếng cũng là cách làm sạch nghêu vô cùng hiệu quả.

Để nước lẩu ngon ngọt hơn thì bạn có thể sử dụng nước hầm từ các loại xương heo hoặc xương gà.

Trong lúc nấu lẩu, thường xuyên vớt hớt bọt để nước dùng được trong và đẹp mặt hơn. 

Có thể ninh nhừ các nguyên liệu rồi vớt bỏ phần xương xả, hành tím, lá chanh để nước lẩu trong đẹp và có nhiều diện tích để nhúng thức ăn hơn.

Ngoài những nguyên liệu đã kể ở phần trên thì bạn có thể cho thêm các loại thực phẩm khác để nhúng lẩu theo sở thích như: cua biển, ghẹ, sườn sụn, thịt gà,…