RAU LUỘC CHO BÉ

RAU LUỘC CHO BÉ

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là giai đoạn quan trọng để cơ thể phát triển một cách tốt nhất. Để xây dựng một thực đơn có đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, thơm ngon thì rau luộc cho bé sẽ là món thích hợp để bổ sung các loại đa dưỡng chất như vitamin, chất xơ và hàm lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ nhỏ.

20 phút
1 - 2 người ăn

NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ

  • Cà rốt 1 củ
  • Củ cải trắng 1 củ
  • Bông cải trắng Tùy thích
  • Bắp Mỹ 1 trái
  • Bông cải xanh Tùy thích
  • Su su 1 củ
  • Bắp cải tím ½ trái
  • Bầu ¼ trái
  • Đậu cove Tùy thích

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Sơ chế các loại rau củ

Bước 1: Sơ chế các loại rau củ

Sau khi gọt vỏ và loại bỏ phần bị sâu, hư tổn. Rửa lại trực tiếp dưới vòi nước từ 4 - 5 lần để sạch đất cát, vi khuẩn nằm bên trong rau củ ra bên ngoài.

Cắt nhỏ rau củ quả thành từng khúc khoảng 1cm, riêng đậu cove chỉ cần cắt đôi.

Bước 2: Luộc chín

Bước 2: Luộc chín

Bắp cải tím, đậu cove luộc từ 3 đến 5 phút. 

Cà rốt, củ cải trắng, su su luộc từ 10 đến 12 phút

Bông cải trắng, bông cải xanh, bắp Mỹ luộc khoảng 15 phút

Bước 3: Trình bày món ăn

Bước 3: Trình bày món ăn

Để kích thích vị giác của bé đối với món rau luộc, việc thay đổi cách trình bày món ăn trở nên nhiều màu sắc và hình ảnh vui nhộn sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú.

Món Đồi cỏ hoa: Bắp tách hạt xếp thành hình ngọn đồi, kết hợp với màu xanh của bông cải, và điểm nhấn là những bông hoa xinh xắn từ củ cải trắng. 

Món Cừu con tắm nắng: Dùng bông cải xanh tạo ra thảm cỏ, tiếp theo sử dụng bông cải trắng để xếp thành đám mây và chú cừu non, dùng cà rốt làm ông mặt trời. 

Món Chú chuột đồng: Dùng một ít sốt và đậu cove tạo thành dòng sông. Tiếp theo sử dụng mì trứng để làm cánh đồng vàng, bông cải xanh tạo một cái cây lớn. Tận dụng phần cuối của củ cải trắng làm chú chuột.

Bước 4: Thưởng thức

Bước 4: Thưởng thức

Nên cho trẻ ăn ngay khi còn nóng để tránh trẻ bị lạnh bụng. Ăn kèm với nước mắm Hải Nhi rau củ sẽ thêm dậy vị, bé ăn ngon miệng hơn.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Cho rau vào luộc khi nước sôi kỹ

Rau luộc cho bé cần được đun ở nhiệt độ sôi 1000C để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn tốt nhất và làm rau nhanh chín hơn, nhờ vậy giữ được nhiều chất vitamin ban đầu.

  • Không đậy nắp khi luộc rau

Đậy nắp trong lúc luộc rau sẽ làm rau củ nhanh nhừ, ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng chứa bên trong. 

  • Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để luộc

Quá trình luộc rau sẽ làm cho một số loại axit chứa trong kim loại bị thôi nhiễm ra ngoài. Nên chọn các loại nồi được làm từ chất liệu nhôm hoặc inox để hạn chế vấn đề này. 

  • Sử dụng hơi để hấp chín đối với các loại củ cứng

Cách bảo vệ các dưỡng chất có trong rau củ tốt nhất là nên làm chín nhanh bằng hơi nước ở nhiệt độ cao. Phương pháp này giúp mùi vị rau vẫn được giữ nguyên, kích thích vị giác của bé.

  • Rau mồng tơi:

Có chất nhầy pectin đế giúp trẻ bảo vệ đường tiêu hóa, giảm hấp thu Cholesterol ảnh hưởng đến các vấn đề đường ruột.

  • Rau mùi tây:

Nhờ hàm lượng vitamin C, chất xơ, protein dồi dào giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Nên tập cho bé ăn dặm trong khoảng 6 đến 8 tháng tuổi.

  • Rau đay:

Rau đay là sự lựa chọn hàng đầu trong thực đơn ăn dặm của trẻ, cung cấp hàm lượng vitamin A, C, chất xơ và các khoáng chất (sắt, canxi) dồi dào. 

  • Rau bó xôi:

Chứa hàm lượng dưỡng chất thiết yếu như chất béo, chất xơ, protein, canxi, phốt pho, vitamin B1, C, E… giúp trẻ phát triển toàn diện, cả trí não lẫn thể chất.

Khẩu vị của người lớn và các bé hoàn toàn khác nhau, đối với nước mắm dành riêng cho bé sẽ được sản xuất theo công thức chuẩn, nhiều cá, ít muối, hàm lượng chất dinh dưỡng được chú trọng nhiều hơn. Chính vì vậy, nước mắm dành cho bé sẽ ít mặn hơn so với người lớn.

Chính vì thế, việc sử dụng nước mắm dành cho bé sẽ giúp ba mẹ bảo vệ hệ đường ruột và sức khoẻ của bé một cách tốt nhất. Tránh hình thành các bệnh như thận, đau bao tử, ... khi lớn do sử dụng đồ mặn quá sớm.