#21 các món lẩu ngon mùa hè từ lẩu chua cay đến lẩu rau thanh mát

#21 các món lẩu ngon mùa hè từ lẩu chua cay đến lẩu rau thanh mát

30/05/2022

Một buổi chiều tụ họp cùng chúng bạn, cùng nhau chuẩn bị các nguyên liệu, nấu một nồi lẩu vừa có rau, vừa có thịt, thêm ít bún và rau thơm làm thành một bát bún là không lo bị đói, thêm chai rượu ngồi nhậu với nhau suốt bữa ăn nữa thì còn gì bằng. Cùng Barona điểm danh và tìm hiểu cách nấu của 21 các món lẩu ngon mùa hè, từ lẩu chua, đến lẩu cay kim chi và lẩu hải sản… qua bài viết ngay dưới đây nh

NỘI DUNG CHÍNH

1. Lẩu riêu cua

Lẩu riêu cua thanh mát ăn cùng đậu hũ, rau muống sống và bắp chuối non bào trụng, ăn trong một tiết trời mát mẻ, mưa mát sẽ gợi cho bạn cảm giác đồng quê, như được trở lại tuổi thơ cực kỳ thú vị.

Nguyên liệu:

  • Cua đồng

  • Sụn heo

  • Bắp bò

  • Bún

  • Đậu phụ rán

  • Nấm

  • Cà chua

  • Rau muống

  • Bắp chuối sợi

  • Hành tím

  • Mắm tôm

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Cua đồng sau khi ngâm và rửa sạch, đem tách mai, lấy riêng phần gạch cua. Phần thân và mai còn lại đem xay và lọc lấy nước. 

- Bước 2: Sụn heo chặt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, trụng sơ, xào săn cùng hành tím phi thơm, đổ nước vào và ninh cho nhừ. Tranh thủ lúc ninh xương, thái bắp bò thành từng lát mỏng, đem ướp với gừng cho thơm.

- Bước 3: Đun nước cua cho sôi. Khi gạch cua nổi lên thì vớt ra. Tranh thủ phần bếp còn lại, đem phần gạch cua đã để riêng cùng hành phi thơm và cà chua.

- Bước 4: Nấu nước ninh xương sụn heo, cho cà chua đã xào, nêm gia vị (hạt nêm, mắm tôm, bột ngọt, giấm, nước mắm Vị Xưa 40 độ đạm) và đun sôi. Khi nước sôi, cho phần gạch cua vừa xào lên trên cùng đậu rán, hành lá và mùi tàu thái nhỏ.

- Bước 5: Cuối cùng, cho nấm, thịt bò và rau vào vừa nhúng lẩu vừa ăn.

Mẹo: Để gạch cua được đông thành tảng và không bị vỡ, bạn có thể cho muối vào xay hoặ giã cùng cua. Ngoài ra, nước cua khi sôi rất dễ bị trào, bạn cần để ý, khi bắt đầu sôi cần giảm nhỏ lửa ngay.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu riêu cua

2. Lẩu ốc

Lẩu ốc được nấu bằng nước hầm xuong nên cực kỳ ngọt, phần ốc dai, giòn, cắn vào miếng đậu hũ đẫm nước, đậm vị, những vẫn được sự thanh mát nhờ lớp áo dược chiên giòn bên ngoài.

Nguyên liệu:

  • Ốc nhồi

  • Xương ống

  • Cà chua

  • Đậu hũ

  • Giấm

  • Nghệ

  • Rau tía tô, rau muống chẻ, mùi tàu, hành lá

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Ốc sau khi ngâm và rửa sạch, đem luộc sôi. bỏ phần ruột ốc, chỉ lấy phần lưỡi ốc. Phần lưỡi đem ngâm cùng muối và chanh để loại bỏ chất nhờn. Sau đó rửa sạch và để cho ráo nước.

- Bước 2: Ốc sau khi làm sạch đem ướp gia vị (nước mắm, hạt tiêu, gừng thái sợi) rồi đem hấp chín cho đằm và thơm.

- Bước 3: Ninh xương để lấy nước ngọt. Lưu ý, khi xương sôi, vớt bỏ phần bọt nổi bên trên cho nước dùng trong.

- Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu còn lại. Nghệ đập dậy, dùng rây chắt lấy nước. Cà chau bổ múi. Hành lá cắt khúc. Phần củ hành đập dập. Đậu phủ cắt miếng vừa ăn và chiên giòn.

- Bước 5: Xào cà chua cùng hành tím phi thơm, rồi cho chút ớt bột, nước nghệ đã lọc vào cùng nước hầm xương và nêm bột ngọt, hạt nêm, đường, nước mắm, giấm bỗng vừa ăn. Rồi thả vào đậu hũ chiên. Đun nước dùng cho sôi lên. Như vậy là đã hoàn thành.

3. Lẩu vịt om sấu

Lẩu vịt om sấu tỏa hương thơm khắp căn bếp, từ xa đã thấy mùi chua thanh từ sấu, mùi thơm của hành lá cùng rau ngổ, ki căn cảm nhận vị ngọt và béo từ thịt vịt.

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt

  • Sấu xanh

  • Gừng

  • Sả

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Tỏi

  • Rau ngổ

  • Chanh

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Thịt sau khi làm sạch, dùng giấm, chanh hoặc gừng để khử mùi tanh và hôi của thịt vịt. Rồi đem vịt đi ướp với gia vị cùng với bột canh, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay cùng sả và hành tím cắt lát, gừng và tỏi băm, ngò gai và rau ngổ.

- Bước 2: Xào săn thịt vịt cùng sả, tỏi, hành tím, hành lá và gừng phi thơm. Sau đó, chế nước xâm xấp thịt, cho sấu đã cạo vỏ và khía dọc thân vào và đun sôi. Khi nước sôi, bạn điều chỉnh lửa nhỏ và om vịt chừng 30 phút cho thịt chín mềm là được.

- Bước 3: Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Có thể dùng thìa dầm sấu ra để đạt được vị chua mong muốn và cho lên trên một chút hành lá và mùi tàu xắt nhỏ là hoàn thành.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm canh vịt om sấu

4. Lẩu bò nhúng dấm

Lẩu bò nhúng giấm chua chua vị đặc trưng của thơm và khế chua, cân bằng lại với vị ngọt của thịt thăn bò nấu mềm cùng nước dừa xiêm, thả vào một vài lát ớt thái lát sẽ là một món ăn đủ vị từ chua, cay, mặn đến ngọt.

Nguyên liệu:

  • Thịt thăn bò

  • Dừa xiêm

  • Thơm (dứa)

  • Dưa leo

  • Chuối chát xanh

  • Khế xanh

  • Hành tây

  • Sả

  • Hành tím

  • Tỏi khô

  • Ớt chín

  • Bún tươi

  • Bánh tráng cuốn

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Thịt bò sau khi rửa sạch, dùng muối chà xát lên bề mặt thịt và để 5 phút khử mùi hôi của thịt. Sau đó rửa sạch, để ráo hoặc dùng khăn thấm sạch cho nhanh rồi cắt thành từng lát mỏng vừa ăn. Đem đi ướp thịt với hạt nêm, sả và tỏi băm cho ngấm gia vị.

- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp nước dừa tươi cùng hành tây, giấm, hành tím băm, thơm cắt lát và nêm thêm các gia vị như đường, hạt nêm và muối cho nước giấm nhúng bò được đậm vị.

- Bước 3: Phần nước dùng đã hoàn thành. Bạn chuẩn bị phần mắm nêm để ăn kèm. Cho chảo lên bếp, đun nóng 2 muỗng dầu ăn rồi cho hành tím, sả, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho vào 1 chén nước lọc, 5 muỗng mắm nêm cùng thơm và ớt băm nhỏ vào đun sôi là xong.

- Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần bày các loại rau cùng thịt ra đĩa, chuẩn bị thêm một thìa canh lớn để trụng thịt và vừa thưởng thức vừa trò chuyện cùng mọi người thôi. Món lẩu sẽ ngon hơn khi ăn chung cùng bạn bè hoặc gia đình với cảm giác quây quần, ấm cúng và vui vẻ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu bò nhúng giấm

5. Lẩu cá kèo lá giang

Vị chua từ lá giang không chỉ như một loại nguyên liệu tạo gia vị cho món ăn, mà còn có tác dụng khử vị tanh của cá rất tốt. Lá giang nấu với cá kèo hay lẩu kèo lá giang nói riêng là một món ăn cực kỳ thân thuộc với những người dân miền Trung. Một món ăn thanh mát, đạm bạc, không cần quá cầu kỳ nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • Cá kèo sống

  • Lá giang

  • Xương ống

  • Rau đắng

  • Cà chua

  • Bún tươi

  • Rau sống ăm kèm

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Xương sau khi làm sạch, trần qua một lần với nước sôi và đem ninh chừng 1 - 2 tiếng để xương ra nước ngọt và thịt xương mềm sau đó vớt xương ra.

- Bước 2: Cá kèo bạn để nguyên con. Loại bỏ chất nhớt và khử mùi tanh bằng chanh và nước muối loãng. Sau đó, cho vào nồi nước lá lạnh để cá không thể cử động tạm thời, khi ăn thả vào nồi lẩu nhúng không bị giãy.

Mẹo: Để nấu lẩu ngon, bạn chọn cá kèo lớn chút, tuyệt đối không sử dụng cá đã bị chết.

6. Lẩu gà lá giang

Lẩu gà lá giang gà được ninh nhừ đến mềm thịt, béo và thơm, lá giang tạo độ chua thanh cho nồi lẩu, ăn kèm với bún hoặc bánh phở, vắt lên một chút chanh và chút ớt thá lát nữa thì ngon phải biết.

Nguyên liệu:

  • Gà ta

  • Lá giang

  • Hành tím

  • Gừng

  • Tỏi

  • Ngò gai (mùi tàu)

  • Ớt

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Gà sau khi làm sạch và khử mùi hôi bằng muối và chanh sẽ chặt thành miếng vừa ăn. Rồi đem ướp với các gia vị (nước mắm, hạt nêm, đường, bột canh) chừng 30 phút cho ngấm gia vị.

- Bước 2: Sơ chế các rau củ. Hành tím và tỏi băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, thái lát. Ớt thái lát. Ngò gai rửa sạch thái khúc. Lá giang ngắt lấy phần lá, bỏ cuống và vò nát.

- Bước 3: Chia thịt gà làm hai phần, một phần đem xào săn cùng hành phi thơm rồi đổ nức vào đun sôi để làm nước dùng, một phần để lại nhúng lẩu.

- Bước 4: Khi nồi thịt gà đã sôi, cho vào hành tím, gừng thái lát. Đun cho nước sôi lại một lần nữa thì ninh thêm khoảng 20 - 30 phút cho gà mềm và ra nước ngọt.

Lưu ý: Không nên ninh gà quá lâu sẽ khiến gà bị quá nhừ, trong quá trình ăn lẩu gà sẽ bị xác thịt dần, sẽ không còn dai ngọt và tươi ngon nữa.

- Bước 5: Sau 20 - 30 phút ninh gà, lúc này bạn mới cho lá giang vào nồi nêm vào một chút đường và bột canh. Và tiếp tục đun sôi nước thêm 5 phút nữa thì thêm ngò gai và ớt vào là hoàn thành phần nước lẩu gà lá giang.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà lá giang

7. Lẩu cua biển

Một nồi lẩu cua biển được chế biến chủ yếu từ các loại hải sản biển như cua, tôm khô, khô mực… mang đến vị mặn tự nhiên từ muối biển, trụng với các loại rau rút, ngò om, đặc biệt, thơm nhẹ mùi chanh dây để lại cảm giác rất ấn tượng nơi sống mũi.

Nguyên liệu:

  • Xương ống

  • Cua biển

  • Khô mực 

  • Tôm khô

  • Bún tươi

  • Nấm rơm

  • Cà chua 

  • Chanh dây

  • Hành tây

  • Hành tím 

  • Sả

  • Ngò om

  • Ớt 

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Cua sau khi làm sạch và khử mùi hôi bằng rượu vang trắng hoặc nước gừng thì đem đi cắt bỏ phần yến, tách mai cua và lấy phần gạch để riêng. Phần thân cua còn lại đem ướp cùng gia vị (tiêu xay, đường, bột ngọt, nước mắm) khoảng 10 - 15 phút cho ngấm vị.

Mẹo: Để làm cua dễ hơn và tránh tai nạn không đánh có, bạn nên ngâm cua vào thau nước đá để cua ngất tạm thời. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước đá ngâm cua còn giúp cua không bị rụng chân khi nấu.

- Bước 2: Ninh xương cùng mực khô để làm nước dùng. Khô mực đem nướng và xé nhỏ, sau đó đem hầm cùng với xương và hành tây khoảng 1 tiếng. 

- Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại. Nấm rơm cắt bỏ gốc, rửa sạch và ngâm nước muối, rồi đem cắt đôi hoặc cây lớn có thể chẻ làm tư. Tôm khô đem ngâm nước cho nở mềm, sau đo sa cho sạch cặn và đường chỉ phân tôm. Cà chua, hành tây thái hình múi cau. Hành tím, tỏi và sả băm nhuyễn. Ngò om cắt nhỏ, ớt cắt lát. Chanh dây chắt lấy nước.

- Bước 4: Xào gạch cua cùng hành tím phi thơm. Xào đến khi gạch cua khô mặt thì đổ ra đĩa trước khi ăn mới cho vào nồi lẩu.

 - Bước 5: Xào phần thịt thân cua đã ướp cùng hành tím, sả phi thơm và cà chua. Khi vỏ cua có dấu hiệu ngả sang màu đỏ thì cho phần nước ninh xương vào đun sôi.

- Bước 6: Khi nồi nước dùng sôi lại, cho vào nồi nước chanh dây, nấm rơm và hành tím và đun sôi tiếp lên là gần hoàn thành phần nước dùng.

- Bước 7: Cuối cùng, cho phần gạch cua đã xào lên, sắp thêm một đĩa rau sống, một bát nước chấm, ăn kèm với bún nữa là được một bữa ăn no bụng.

8. Lẩu gà thập cẩm

Lẩu gà thập cẩm không kén chọn loại rau. Bất kỳ loại rau nào cũng có thể ăn cùng lẩu thập cẩm như rau muống, mồng tơi, nấm kim châm, ngô, xà lách…

Nguyên liệu:

  • Thịt gà (nguyên con hoặc đã chặt thành khúc nhỏ)

  • Đãu hũ trắng

  • Khoai môn

  • Ngô (bắp)

  • Nấm đông cô

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Tỏi

  • Ớt

  • Sả

  • Gừng

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Gà sau khi làm sạch và khử mùi hôi bằng rượu, nước muối hoặc chanh đem ướp gia vị với đường, hạt nêm và rượu trắng khoảng 15 phút.

- Bước 2: Khi gà đã ngấm gia vị, đem xào săn cùng một chút muối và đổ 1.5 lít nước vào ninh cho mềm để lấy nước ngọt làm nước dùng. Ninh gà chừng 30 phút thì vớt toàn bộ phần gà để riêng. Trước khi ăn mới thả vào để tránh gà ninh quá lâu bị mềm, xác thịt.

 Bước 3: Sử dụng nồi nấu lẩu, phi thơm tỏi, gừng, xả và ớt rồi đổ phần nước gà vừa ninh xong vào, nêm luôn gia vị cho nồi lẩu cho vừa ăn và đun sôi. 

- Bước 4: Khi nồi nước dùng sôi chừng 5 phút thì cho nấm đông cô, bắp ngọt, khoai môn vào nấu trước. Khi các rau củ này chín mới cho đậu hũ trắng, nước cốt chanh vào sau. Chờ nước sôi lại nữa là hoàn thành phần nước nhúng lẩu gà thập cẩm.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà thập cẩm

9. Lẩu mắm

Lẩu mắm đúng như tên gọi của món ăn, sẽ được làm từ rất nhiều loại mắm là đặc sản của miền Tây như mắm cá linh, mắm cá basa. Đem lại hương vị mặn mà cùng mùi thơm đặc trưng từ cá nước mặn, hòa quyện với vị ngọt từ thịt ba chỉ và thịt heo quay, trụng với bông thiên lý, bắp chuối bào non hay rau muống, cà tím… sẽ đem lại một hương vị hoàn chỉnh cho món ăn.

Nguyên liệu:

  • Cá basa 

  • Thịt ba chỉ heo

  • Thịt heo quay 

  • Tôm

  • Mực

  • Tỏi

  • Mắm cá sặc 

  • Mắm cá linh

  • Dứa 

  • Ớt sừng

  • Sả

  • Hành tím

  • Nước dừa tươi

  • Cà tím

  • Màu dầu điều

  • Muối/ hạt nêm

  • Đường phèn

  • Bún tươi

  • Rau ăn kèm 

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Nấu nước mắm theo công thức miền Tây gồm nước lọc, nước dưa tuơi, mắm cá sặc, mắm cá linh. Nấu hỗ hợp dung dịch trên lừa vừa đến khi nước sôi và phần mắm rã ra thì tắt bếp. Tiếp đến, sử dụng rây để lọc phần mắm để loại bỏ xương cá.

- Bước 2: Sơ chế mực cho hết mùi tanh bằng cách ngâm trong dung dịch nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và xắt thành từng khúc chừng 1 lóng tay vừa ăn và dùng kéo tỉa hoa để khi trụng vào nước sôi, mực nở ra trông bắt mắt.

- Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu tươi sống. Cá ba sa đem xát với muối để khử mùi tanh. Tôm cắt râu, bỏ phân và chỉ tôm. Thị ba chỉ ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để khử hôi và loại bỏ bụi bẩn, sau đó đem cắt thành lát mỏng vừa ăn.

Mẹo: Để tiết kiệm thời gian làm cá, bạn có thể nhờ người bán cá mổ và xắt khúc cá sẵn. Về nhà, bạn chỉ cần làm sạch lại một lần nữa phần nhớt và màng đen ruột cá mà người bán cá chưa làm sạch và khử hôi là được.

- Bước 4: Nấu phần nước dùng hải sản. Phi thơm hành tỏi rồi đổ nước vào đun sôi. Khi nước sôi, cho tôm, mực, cá vào luộc sơ qua theo thứ tự. Tôm luộc chín tầm 3 phút. Sau đó, vớt ra à cho mực và=o. Khi mực đã ăn lại, cho nốt phần cá vào trụng sơ khoảng 3 phút thì vớt ra và tắt bếp.

 - Bước 5: Sơ chế các loại rau củ còn lại. Sả chia làm hai phần: một phần đập dập, một phần cắt khúc ngắn chừng 2 lóng tay. Hành tím và tỏi băm nhỏ. Dứa cắt lát mỏng. Cà tím chẻ dọc, cát chéo vừa ăn và ngâm vào nước muối loãng khoảng 3 phút để tránh bị thâm nhựa. Ớt một phần đem cắt lát, một phần đem tỉa hoa để trang trí.

- Bước 6: Thịt ba chỉ đem xào xăn trên lửa vừa cùng nước màu dầu điều, tỏi, sả và hành tím băm, nêm thêm hạt nêm để đằm vị rồi đổ nước luộc hải sản trước đó vào đun sôi.

- Bước 7: Khi nước sôi, cho phần dứa, sả đập dập vào và nêm thêm hạt nêm, đường phèn và đun tiếp khoảng 10 phút để thịt ba chỉ mềm thì cho hành tím và. Khi nước sôi trở lại, lúc này mới cho phần mực, tôm và cá đã luộc chín vào là hoàn thành phần nước dùng.

10. Lẩu Thái

Lẩu Thái trước giờ vẫn dược ca ngợi với nước dùng vị chua, cay đặc trưng của người Thái Lan, rất thích hợp ăn cùng hải sản trong một tiết trời mưa lạnh se giúp căn bằng lại nhiệt độ và sức nóng của nồi lẩu trong mùa hè nóng nực.

Nguyên liệu:

  • Tôm

  • Mực

  • Nghêu

  • Nấm các loại

  • Rau muống

  • Rau nhút

  • Bún hoặc mỳ

  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu Thái

  • Sả

  • Riềng

  • Lá chanh

  • Cà chua

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu sống. Nghêu làm sạch bằng cách ngâm với ớt khoảng 15 - 30 phút. Tôm làm sạch phân và đường chỉ thân tôm. Mực rửa sạch, bỏ hết phần ruột cùng mực đen sau đó đem xắt miếng nhỏ vừa ăn.

- Bước 2: Sơ chế các loại rau củ. Rau muống sau khi nhặt sạch, đem rửa và cắt đoạn khoảng 5 - 10 cm vừa ăn. Nấm cắt gốc, rửa sạch nhớt và bụi bẩn. Lá chanh cắt sợi, giềng, sả đập dập. Cà chua bổ múi.

- Bước 3: Sử dụng Nước dùng hoàn chỉnh Barona cho Lẩu thái để làm nước nhúng lẩu. Khi nước đã sôi, thả vào nồi cà chua, riềng, sả và lá chanh. Khi nước sôi lại một lần nữa là hoàn thành phần nước dùng. Cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi, Bây giờ bạn chỉ cần trụng tôm, ngao, mực, loại rau sống mà mình yêu thích vào và thưởng thức.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu Thái

11. Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng sử dụng nước dùng hoàn chỉnh nhưng vẫn không khỏi khiến người ăn liên tưởng đến hương vị trong một nồi bún riêu cua, có đủ vị thơm, ngọt từ cua, tôm và nước hầm xương ống, vị chua thanh từ me và nước dùng. Ăn kèm với bống bí, mướp và mồng tơi đem lại sự tươi, ngọt mát cho nồi lẩu.

Nguyên liệu:

  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu riêu cua

  • Xương ống

  • Tôm

  • Mực

  • Đậu hũ chiên

  • Cà chua

  • Nấm kim châm

  • Nước cốt me

  • Sa tế

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Mồng tơi

  • Bông bí

  • Mướp

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Tôm cắt bỏ phần râu, làm sạch phân và loại bỏ đường chỉ tôm. Mực làm sạch ruột, mực đen, mắt và khứa vảy rồng. Cà chua thái múi cau. Xương ống rửa sạch, chần nước sôi cùng một chút muối và gừng đập dập cho thơm và loại bỏ mùi hôi.

 - Bước 2: Phi thơm hành để xào xơ cà chua và đổ nước vào đun sôi, Khi nước sôi, thả phần xương ống, nước xốt me vào nấu sôi. Khi nước sôi, đổ vào 1 gói nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu riêu cua và đun sôi. Khi nước sôi trở lại, lúc này bạn có thể trụng rau cùng thịt, cá và mực và ăn dần cho nóng.

Mẹo: Nếu ăn mùa đông hoặc có sở thích ăn cay, bạn có thể thêm chút sa tế vào cho đậm vị hơn.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu cua đồng

12. Lẩu gà hấp hèm

Tuy là một món lẩu từ thịt gà nhưng lại không đem lại cảm giác nóng bụng cho người ăn. Mà ngược lại, hương vị lại cực kỳ giống một món canh gà nấu rau củ thanh mát, nước dùng trong, phảng phất mùi hành lá và rau ngò. Ăn kèm với bún, mỳ hay bánh phở sẽ rất thích hợp.

Nguyên liệu:

  • Gà (nguyên con)

  • Khô mực

  • Hèm rượu

  • Nước dùng xương gà và xương heo

  • Nấm đông cô

  • Cải thìa

  • Cải thảo

  • Hành tây

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Ớt sừng

  • Đường phèn

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Hèm luộc sơ qua một lần để lấy nước cốt. Gà làm sạch, khử hôi, đem ướp cùng gia vị (muối, tiêu, nước mắm) khoảng 20 phút rồi tiếp tục đem hấp khoảng 25 phút cho chín, sau đó mới chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cải thảo, cải bẹ xanh rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. 

- Bước 2: Lót cải thảo, cải bẹ và hành lá xuống đáy nồi. Xếp gà lên trên. Tiếp đến, ch vào hành tây, xương heo và khô mực nướng. Nêm luôn gia vị vừa ăn và một chút hèm rượu để tạo độ chua thanh cho nước lẩu. Cuối cùng, đổ nước hầm xương heo và xương gà vào đun sôi. Đợi đến khi nước sôi là đã sẵn sàng cho một bữa lẩu.

13. Lẩu cá đuối

Lấu cá đuối có 3 cách nấu: nấu với măng chua, nấu với lá giang hoặc nấu với cơm mẻ. Với mỗi loại nguyên liệu được sử dụng lại đem tới một hương vị khác nhau. Măng chua chua đậm đà, cùng mùi hương nồng đặc trưng từ măng, hơi cay của ớt và tỏi. Lá giang chua thanh. Cơm mẻ vị chua có hơi sắc, đem lại mùi thơm thoang thoảng khá giống rượu gạo.

Nguyên liệu:

  • Cá đuối

  • Măng chua

  • Cà chua

  • Thơm

  • Me vắt

  • Ớt sừng

  • Tỏi

  • Hành tím

  • Dầu ăn

  • Bột bắp

  • Giấm

  • Rau ăn kèm

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Cá đuối làm sạch và rửa bằng nước muối pha loãng cùng một chút giấm. Rửa sạch, sau đó tiếp tục chà sát với muối để làm sạch rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Mẹo: Nếu cá có phần da, bạn dùng dao cạo thật sạch phần da, loại bỏ chất nhờn để khừ mùi tanh từ cá.

- Bước 2: Sơ chế rau và các nguyên liệu còn lại. Thơm cắt xéo thành miếng nhỏ vưa ăn. Tỏi băm nhuyễn. Hành tím xắt lát. Măng chua rửa đi rửa lại từ 2 - 3 lần với nước sạch. 

Lưu ý: Nếu măng để quá lâu hoặc bị đậm mùi, bạn có thể rửa măng với nước vo gạo hoặc luộc sôi măng với nước muối để khử bớt vị chua và mùi hăng.

- Bước 3: Phi thơm hành tỏi theo thứ tự. Phi thơm tỏi trước, vớt ra. Sau đó đổ tiếp hành tím băm vào phi sau và cũng vớt ra và để riêng. Sau đó, đổ nước vào đun sôi. Khi nước sôi, cho me vào rây, nhúng trực tiếp vào nồi và dùng thìa nghiền me lấy phần nhân, bỏ phần hạt để tránh nước dùng bị quá chua.

 - Bước 4: Khi nước sôi, cho thơm, cà chua và măng vào, nêm thêm các gia vị (hạt nêm, đường, bột ngọt) cho đậm vị nước dùng. Tiếp tục đun cho nước sôi trở lại, lúc này, bạn có thể trụng rau cùng thịt vào và thưởng thức lẩu nóng hổi cùng gia đình nhé.

14. Lẩu Nhật

Món lẩu thứ 2 trong danh sách 21 các món lẩu ngon mùa hè mang danh xưng của một quốc gia. Tương tự như lẩu Thái, món lẩu Nhật cũng có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản nên cách nấu và các nguyên liệu sử dụng cũng được lựa chọn để đem lại hương vị giống với đát nước mặt trời mọc nhất.

Nguyên liệu:

  • Nước dùng lẩu Nhật Yosenabe Barona

  • Thịt gà

  • Tôm và cá hồi

  • Bắp cải thảo

  • Nấm kim châm

  • Nấm hương

  • Tần ô

  • Nấm thủy tiên

  • Hành baro

  • Cà rốt

  • Đậu hũ trắng

  • Bún hoặc mỳ Udon

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Thịt gà rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Tôm rửa sạch, làm sạch phân và chỉ tôm. Rau rửa sạch, ngâm nước muối và cắt thành đoạn nhỏ vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa, cắt khúc. Đậu hũ trắng cắt miếng vừa ăn.

- Bước 2: Chế nước dùng lẩu Nhật Yosenabe Barona cùng nước và đun sôi. Khi nước sôi, cho thịt gà hầm, tôm và nấm vào. Do sử dụng nước dùng có sẵn nên bạn không cần nêm thêm bất kỳ gia vị nào nữa. Nếu lỡ tay cho nhiều nước làm nước nhạt, bạn có thể nêm thêm gia vị mắm hoặc muối như thường. Nước sôi trở lại, vậy là bạn đã hoàn thành phần nước dùng nhúng lẩu.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu Nhật Yosenabe

15. Lẩu cá thác lác khổ qua

Cá thác lác - một món ăn khá phổ biến và quen thuộc trong các bữa ăn của người dân Nam Bộ. Lấu cá thác lác có vị nhẫn của mướp đắng, cân bằng lại với vị ngọt từ cá, nước xương hầm cùng các loại rau xanh như củ cải trắng, mồng tơi, hành lá… đem lại hương vị hài hòa hơn cho món ăn.

Nguyên liệu:

  • Cá thác lác

  • Xương heo

  • Củ cải trắng

  • Khổ qua

  • Rau mồng tơi

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Ngò rí

  • Tỏi

  • Bột ớt

  • Sa tế chua ngọt

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Cá thác lác đem đi làm sạch, dùng dao lóc và thìa lạo để lọc lấy phần thịt cá, loại bỏ hoàn toàn phần xương. Sau đó đem ướp với hành tím băm, ớt bột, tiêu và các gia vị (bột ngọt, hạt nêm, muối, đường) khoảng 5 - 10 phút rồi bỏ vào chày giã đến khi thịt cá dính dẻo lại là đạt.

Mẹo: Để việc lọc cá dễ dàng hơn, bạn nên bỏ cá vào trong ngăn đá tủ lạnh hoặc làm ươn cá khoảng 4 giờ trước khi làm.

 - Bước 2: Xương heo đem ngâm với nước muối loãng để khử hôi, rửa sạch lại nhiều lần với nước sạch, để ráo. Khi xương đã ráo, đem đi ướp với các gia vị (hạt nêm, đường, muối, bột ngọt, tiêu) khoảng 20 phút.

- Bước 3: Sơ chế các loại rau. Mướp đắng bỏ ruột, xắt thành từng miếng tròn nhỏ. Mồng tơi nhặt lấy lá, để nguyên hoặc cắt làm đôi cho vừa ăn. Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ. Hành, ngò thái nhỏ. Hành tím và tỏi băm nhuyễn.

- Bước 4: Cuối cùng, đem xương đi xào săn với hành tỏi phi thơm. Rồi đổ vào nước, cùng củ cải trắng, nêm luôn gia vị (sốt sa tế chua ngọt, nước mắm, muối, tiêu, hạt nêm) và hầm trong vòng 20 phút như vậy là hoàn thành phần nước dùng. Ăn đến đâu, bạn cho rau củ đến đó và ăn dần.

Lưu ý: Trong lúc ăn lẩu, chỉ nên cho cá vào khi nước sôi. Vì nếu cho cá vào khi nước chưa sôi, cá để lâu trong nồi sẽ làm tanh phần nước dùng và các rau củ còn lại.

16. Lẩu chua cay

Vị cay từ lẩu chua cay sẽ thực sự thách thức khả năng chịu đựng của bạn với cái nóng của mùa hè và sức nóng đến bỏng lưỡi từ ớt và sa tế. 

Nguyên liệu:

  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu chua cay

  • Tôm

  • Mực

  • Nghêu

  • Thịt bò

  • Sả

  • Nấm các loại

  • Rau muống

  • Bắp chuối

  • Kèo nèo

  • Bún hoặc mỳ

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu sống. Tôm làm sạch phần phân và phần chỉ tôm. Mực sơ chế sạch, khứa vảy rồng và cắt miếng vừa ăn. Nghêu làm sạch để ráo, Thịt bò thái lát mỏng.

- Bước 2: Sơ chế các loại rau củ. Nấm cắt bỏ phần gốc, rửa sạch. Sả đập dập, cắt khúc. Rau ăn kèm nhặt, rửa sạch và cắt đoạn chừng 5 - 10 cm tùy từng loại rau.

- Bước 3: Chế nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu chua cay với nước cho vừa vị rồi đun sối cùng sả. Như vậy là chỉ với 3 bước đơn giản đã hoàn thành nồi nước dùng lẩu cực nhanh, cực tiện lợi mà lại ngon. Giờ đây bạn chỉ cần thả vào tôm, mực, nghêu cho nước ngọt thơm hơn, trụng cùng với rau và vớt ra ăn dần.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu chua cay

17. Lẩu kim chi

Lẩu kim chi - một món ăn đến từ xứ sở Hàn Quốc với vị chua, cay nồng từ ớt bột, cải thảo muối. Khi ăn trụng với thịt bò ba chỉ mềm, thơm và béo ngậy, bánh gạo tokbokki Hàn Quốc vừa dẻo vừa dai, nấm kim châm giòn sần sật, cân bằng lại với vị mát của đậu hũ và rau xanh như rau tần ô, cải thảo tươi…

Nguyên liệu:

  • Chả cá Hàn Quốc

  • Xúc xích

  • Bánh gạo

  • Đậu hũ non

  • Kim chi cải thảo (nguyên cây)

  • Thịt bò ba chỉ

  • Nấm kim châm

  • Nấm linh chi nâu

  • Rau tần ô

  • Cải thảo

  • Nấm đùi gà

  • Mỳ gói Hàn Quốc

  • Bạch tuộc

  • Tôm sú

  • Hành Baro

  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu kim chi

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế thịt và hải sản. Ba chỉ rửa thật sạch sau đó đem thái nhỏ thành nhiều miếng mỏng vừa ăn và ướp cùng một chút hạt nêm cho đậm vị. Tôm làm sạch phân và chỉ lưng, có thể để nguyên hoặc lọt vỏ. Bạch tuộc rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn. 

- Bước 2: Sơ chế rau củ và các nguyên liệu còn lại. Đậu hũ căt miếng nhỏ. Hành tỏi băm nhuyễn. Ớt thái vát. Rau kèm nhặt và rửa sạch, cắt đoạn chừng 5 - 10cm vừa ăn. Xúc xích có thể tỉa hoa cho bắt mắt.

- Bước 3: Chế Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Lẩu kim chi cùng nước và đun sôi. Khi nước ối thả vào bánh gạo, kim chi. Như vậy là xong phần nước dùng. Đợi nước sối trở lại là có thể thả xúc xích, nấm, bạch tuộc, thịt và rau vào trụng ăn dần. 

>>> Xem thể: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu kim chi

18. Lẩu nấm chua cay

Khi ăn lẩu nấm, bạn sẽ được thưởng thức đủ loại mùi vị và cấu trúc thịt nấm mà có thể là lần đầu tiên mà bạn được thử. Từ độ giòn dai của nấm kim châm, đến hương vị thơm nồng, đậm vị từ nấm đông cô, hay nấm bào ngư dai, ngọt…

Nguyên liệu:

  • Mực

  • Tôm

  • Nấm kim châm

  • Nấm đông cô tươi

  • Nấm linh chi nâu

  • Nấm bào ngư

  • Rau ngò ôm

  • NGò gai

  • Cà rốt

  • Hành băm

  • Ớt

  • Sa tế tôm

  • Bún tươi

  • Nước dùng hoàn chỉnh Barona - Canh chua

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Tôm lột vỏ, làm sạch phân và chỉ lưng tôm. Mực làm sạch ruột, rửa sạch, cắt khoanh chừng 1cm. Nấm nhặt chân, rửa sạch. Rau kèm nhặt và rửa sạch, cắt đoạn 5 - 10 cm vừa ăn. Cà rốt nạo vr, rửa sạch và cắt khoanh.

- Bước 2: Chế Xốt gia vị hoàn chỉnh Barona - Canh chua cùng nước, cho thêm hai thìa sa tế tôm vào đun sôi. Khi nước sôi, bạn thả vào mực, tôm, nấm vào nấu chín. Đợi nước sôi trở lại là đã có thể ăn được. Khi ăn trụng rau và mỹ nữa thì cực kỳ đã.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu lẩu nấm chua cay

19. Lẩu cá lăng

Là một loại cá khá nạc, ít xương dăm nên khi nấu lẩu người ăn cũng không cần quá lo lắng về việc hóc xương cá. Bên cạnh đó, thịt cá lăng cũng rất ngọt, đem nấu lẩu cùng rau nhút và bắp chuối bào giúp tăng độ ngọt tự nhiên. Bỏ vào vài múi cà chua để tạo độ chua thanh nhẹ cho phần nước dùng.

Nguyên liệu:

  • Cá lăng (nấu lẩu và chiên vàng)

  • Măng chua

  • Cà chua

  • Bắp chuối

  • Rau nhút

  • Rau muống

  • Sả

  • Nước cốt tắc

  • Bột nghệ

  • Xốt gia vị hoàn chỉnh Barona - Canh chua

  • Tỏi

  • Ngò om

  • Ngò gai

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Cá lăng sau khi làm sạch, khử hôi và tanh bằng muối và chanh, cắt khúc vừa ăn và đem ướp cùng gia vị khoảng 15 phút (tỏi, bột nghệ, tiêu, nước mắm) rồi đem chiên vàng đều. Măng chua rửa sạch, vắt khô nước và để ráo. Cà chua cắt múi cau, hành tím, tỏi băm nhỏ.

- Bước 2: Dùng dầu điều phi thơm tỏi, xào xơ sả và cà chua cho thơm rồi đổ nước cùng 2 gói gia vị hoàn chỉnh Barona - Canh chua vào nồi. Và thêm nước cốt tắc, măng chua vào đun sôi là hoàn thành phần nước dùng. Để phần nước dùng đậm đà và thơm hơn, trước khi nhúng rau cùng thịt, bạn có thể thêm một muỗng canh nước mắm cùng chút ngò om và ngò gai thái nhỏ lên trên.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu cá lăng

20. Lẩu tokbokki

Với những bạn nào yêu thích cũng như có tìm hiểu về ẩm thực Hàn chắc chắn không thể không biết đến món lẩu tokbokki - một loại bánh gạo truyền thống được ăn trong các ngày lễ Tết của nước này như một món ăn đem đến sự may mắn.

Húp một miếng nước lẩu tokbokki sẽ thấy được vị cay và chua từ phần nước dùng Kim chi, cắn một miếng bánh gạo tokbokki dai, dẻo; thêm một miếng tôm sú hoặc bạch tuộc giòn sật và ngọt tươi vị thịt, ăn kèm một gắp mỳ sợi Hàn Quốc nữa là đúng chuẩn.

Nguyên liệu:

  • Tokbokki

  • Tôm sú

  • Bạch tuộc

  • Chả cá Hàn Quốc

  • Xúc xích

  • Tương ớt Hàn Quốc

  • Cải thảo

  • Nấm các loại

  • Trứng gà

  • Hành Baro

  • Kim chi cải thảo

  • Mì sợi Hàn Quốc

  • Nước dùng hoàn chỉnh - Lẩu kim chi

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Tôm cắt râu, làm sạch phân và đường chỉ lưng tôm. Bạch tuộc làm sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Chả cá cắt miếng. Xúc xích thái lát. Nâm kim châm bỏ gốc. Nấm linh chi rửa sạch. Hành baro, cải thảo cắt đoạn vừa ăn. Trứng gà luộc lòng đào, bóc vỏ và cắt đôi.

- Bước 2: Chế nước dùng hoàn chỉnh Barona cùng nước và tương ớt Hàn Quốc, đun sôi để làm nước dùng. Khi nước lẩu sôi, cho tôm, xúc xích, bạch tuộc, chả cá vào đun sôi nước lại lần nữa. Cúi cùng, cho hành Baro lên là hoàn thành phần nước dùng nhúng lẩu.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu tokbokki

21. Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu riêu cua bắp bò sẽ là một món cực kỳ giàu đạm được nấu từ nước cua và bắp bò. Vị ngọt thanh từ cua và bị ngọt đằm từ bắp bò, ăn chung với các loại rau như nấm kim châm, mồng tơi, trụng vào một nhúng bún, chan đầy tô nước dùng, lại vắt thêm chút nước chanh là bạn đã được luôn một tô bún riêu bò cực kỳ chất lượng. 

Nguyên liệu:

  • Nước dùng lẩu hoàn chỉnh Barona - Lẩu riêu cua

  • Sườn sụn heo (hoặc sườn non)

  • Thịt bò

  • Giò tai (hoặc chả)

  • Đậu hũ chiên

  • Cà chua

  • Hành tím

  • Bún hoặc bánh đa

  • Rau mồng tơi

  • Nấm kim châm

  • Rau muống

  • Bắp chuối bào

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Sườn mua về rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ máu thừa và bụi bẩn, sau đó chặt thành khúc vừa ăn. Bắp bò rửa sạch với nước, khử mùi bằng nước muối rồi thái lát mỏng vừa ăn. Các rau ăn kèm nhặt và rửa h, cắt đoạn 5 - 10 cm vừa ăn. Hành tím thái khoanh. Cà chua bổ múi múi cau.

- Bước 2: Sườn heo đem trụng sơ qua nước sối và đem hầm 30 phút cho mềm trên lửa vừa. Cho vào luôn hành tím phi thơm và cà chua xào mềm,. Sau 30 phút, cho nước dùng lẩu hoàn chỉnh Barona - Lẩu riêu cua vào đun sôi. Như vậy là hoàn thành phần nước dùng. 

Như vậy, vừa rồi, chúng ta đã cùng điểm qua 21 các món lẩu ngon mùa hè cùng nguyên liệu và hướng dẫn chi tiết của từng món. Barona mong rằng, với danh sách 21 món mà chúng tôi gợi ý bên trên đã giúp bạn lựa chọn được một món ăn phù hợp cho một buổi chiều hay buổi tối ăn lẩu cùng bạn bè nhé.

Tham khảo thêm các món ăn ngon khác tại Góc chia sẻ của Barona

755 Lượt xem

GIA VỊ YÊU THÍCH